Công ty chuyên thi công hồ bơi, cung cấp các dịch vụ về ngành hồ bơi, phân phối thiết bị hồ bơi
CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI VẬN HÀNH BỂ BƠI
1. RÊU TẢO :
Có 3 loại rêu tảo có thể tồn tại ở bể : xanh, đen và vàng, cả 3 loại này đều có
thể khử bằng 1 cách:
– Đầu tiên phải kiểm tra pH và chỉnh cho đúng từ 7,2 ÷ 7,6. Sau đó sử dụng
phương pháp SOCK IT để xử lý.
– Sau khi chỉnh pH khử trùng bằng nồng độ chlor mạnh.
– Sau khi cho chlor vào thì cọ rửa thành và đáy bể vì các loại rêu tảo hay phát
triển ở thành và cầu thang của bể.
2. NƯỚC ĐỤC :
Có nhiều nguyên nhân gây ra nước đục.
– Do chất thải của người bơi nhiều.
– Ảnh hưởng của rêu tảo.
– pH quá cao.
– Để giải quyết vấn đề trên trước hết kiểm tra và điều chỉnh nước bể bơi cho
pH 7,2 ÷ 7,6 và tổng chất hoà tan : 60 ÷ 100mg/l.
– Kiểm tra chlor dư (phải từ 2-3mg/l).
– Nếu nước đục màu xanh có thể do rêu, cho khử trùng với nồng độ chlor
cao.
– Nếu vẫn đục thì kiểm tra hệ thống lọc và có thể phải cho thời gian lọc dài
hơn.
3. CẶN :
– Cặn bám có thể trắng, xám hoặc màu nâu, đó là do hậu quả của độ kiềm
và pH cao để chống đóng cặn chỉnh pH 7,2 ÷ 7,6 và độ kiềm tổng 60 ÷
100mg/l.
4. VẾT BẨN :
– Vết bẩn thường do gỉ sắt trong nước nếu nước trong bể có tính oxi hoá
kim loại và oxit kim loại bám vào thành bể tạo vết loang.
– Để chống vết bẩn luôn chỉnh đúng chế độ nước cho bể .
5. ĐAU MẮT :
Nhiều khi sau khi bơi mắt của người bơi bắt đầu đỏ, rất gây khó chịu cho
người bơi điều đó do nguyên nhân sau :
– pH không đúng.
– Chlor dư quá nhỏ.
9
Để tránh điều đó cần :
– Kiểm tra và chỉnh đúng pH, cho các hoá chất sau vào bình đựng hoá chất
chỉnh pH:
+ pH quá cao: cho Sodium bisulfate
+ pH quá thấp: cho Sodium carbouate
Cho hệ thống lọc tuần hoàn, bộ tự động sẽ tự động chỉnh lại pH cho đúng
– Kiểm tra chlor dư từ( 1÷3 mg/l).
6. NƯỚC ĐỔI MÀU :
Thành màu nâu, xanh hỗn hợp.
– Kiểm tra và chỉnh PH : 7,2 ÷ 7,6 (Tốt nhất là từ 7,4 ÷7,6).
– Khử trùng mạnh bể bơi bằng phương pháp SOCK IT.